Ethanol và methanol là các sản phẩm của quá trình ủ men tự nhiên và đã được con người sử dụng từ xa xưa. Ethanol được sử dụng nhiều nhất với nhiều mục đích khác nhau từ mức độ được xã hội chấp nhận cho tới mức độ tội phạm, từ mức độ có lợi cho tới mức độ có hại và thậm chí gây chết người. Các loại rượu khác (như methanol) cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dưới dạng các dung môi, chống đóng băng, dung dịch của phanh, sơn, resin và nhiên liệu. Phơi nhiễm với các hóa chất này thường xảy ra khi người ta sử dụng thay thế cho ethanol, khi tự tử, khi san sẻ các chất này từ các đồ chứa đựng ban đầu, khi không bảo quản an toàn tại gia đình, hoặc tiếp xúc kéo dài trong nghề nghiệp. Đặc biệt nguy hiểm là việc ô nhiễm hoặc sử dụng các hóa chất này trong thực phẩm, nước uống hoặc thuốc chữa bệnh… đã gây ra các vụ ngộ độc lớn

Bệnh nhân ngộ độc rượu (methanol) nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Ảnh: drchinh
Vụ ngộ độc rượu (methanol) mới xẩy ra ngày 3/12/2013 tại tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ điển hình đã khiến nhiều người phải nhập viện, trong đó có 5 trường hợp tử vong (1 trường hợp tử vong trước khi tới bệnh viện và 4 trường hợp tử vong vì ngộ độc quá nặng ngay từ khi nhập viện: trụy tim mạch, toan chuyển hóa nặng, hôn mê sâu và mất não).
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận 4 trường hợp ngộ độc rượu (methanol) vào tối ngày 3/12/2013, một trường hợp đã tử vong vì ngộ độc nặng. Hiện tại vẫn còn 3
trường hợp đang được điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực, trong đó có 2 trường hợp nhẹ và một trường hợp trong tình trạng nguy kịch đang dần hồi phục
Tối nay tớ sẽ viết bài về 3 trường hợp ngộ độc rượu đang được điều trị có kết quả tại khoa Hồi sức Tích cực – Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh để từ đó chúng ta có thêm kinh nghiệm trong chẩn đoán, xử trí cấp cứu và hồi sức bệnh nhân ngộ độc rượu
Tham khảo [Ca lâm sàng]
ThS. BS. Lương Quốc Chính (bacsinoitru.vn)
Bookmarks