
Originally Posted by
Phan Van Hoang
THÁNH PHÁN
Đọc loạt bài về trường hợp “mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế” Tôi thấy trường hợp này nhà báo Hồ Quang chẳng biết chuyên môn gì cả mà phán những vấn đề hệ trọng, gây dư luận hiểu lầm, cố tình dùng tựa bài báo để ném đá ngành y.
Xin thưa. Ở một bệnh nhân sốc nhiễm trùng huyết từ đường niệu là bệnh nhân đã đặt một chân vào cửa tử. Tỷ lệ tử vong chung của sốc nhiễm trùng từ đường niệu là 30%. Và trong y khoa tỷ lệ 30% là một tỷ lệ rất lớn, và tỷ lệ tăng cao ở những cơ địa đặc biệt như bệnh nhân tiểu đường. Ngày xưa, với quan niệm cũ, có thầy đề nghị các trường hợp nhiễm trùng niệu nặng nên điều trị kháng sinh tích cực, hồi sức để cho tình trạng nhiễm trùng “nguội đi” rồi mới can thiệp. Vì thời đó can thiệp là chỉ có mổ. Tuy nhiên ngày hôm nay, người ta chủ động can thiệp sớm, vì kháng sinh dã mạnh, vì y học đã phát triển có nhiều cách can thiệp ít xâm lấn để cứu bệnh nhân hơn.
Tôi cố đọc bài báo để tìm đâu là fact (sự kiện có thật) và cái nào là opinion (ý kiến cá nhân) của nhà báo thì thấy, về tình trạng bệnh nhân xin đọc bài báo gốc. Còn về ý kiến của nhà báo thấy như sau, trích “Tuy nhiên, điều đáng nói trong trong tình tiết mà bác sĩ Hy đưa ra quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân Hu là trong lúc bệnh nhân Hu còn lơ mơ, vật vã, huyết áp tụt nhưng ê kíp bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện này đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân” Nhà báo phán là bác sĩ quyết định mổ trong lúc bệnh nhân vật vả là sai !!! Nhà báo đặt câu hỏi: “Vấn đề đặt ra, vậy tại sao khi bệnh nhân dang bị sốc, huyết áp bị tụt, bệnh viện không điều trị nội khoa để huyết áp ổn định mới có thực hiện ca phẫu thuật?” Xin thưa, khi quyết định như vậy là đúng rồi, kết quả hiển nhiên là nhờ phẫu thuật mà bệnh nhân được cứu sống. Nếu không phẫu thuật thì thế nào nhà báo cũng có một bài đại loại như “Bác sĩ không mổ nên bệnh nhân tử vong”. Thế là nhà náo kết luận: “đây là một sai sót hay nói chính xác hơn là sự thiếu hiểu biết trong quá trình thực hiện ca phẫu thuật này” - một kết luận phải nói quá vội vàng !
Ở bv BD, chuyên về tiết niệu, hàng ngày các kíp trực cấp cứu tiết niệu phải đối diện với những ca như thế này. Ai cũng từng nếm trãi những biến chứng khủng khiếp của nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng hết. Bằng kinh nghiệm, tôi rất nể phục một bệnh viện tuyến quận đã có xử trí chính xác là cứu mạng bệnh nhân trong trường hợp này. Trong y học, chúng tôi có thứ tự ưu tiên, cứu cơ quan và cứu mạng. Thì phải cứu mạng bệnh nhân là trên hết.
Tôi đoán, có khả năng bệnh nhân này là bà HU bị bệnh tiểu đường cho nên gây tình trạng nhiễm trùng huyết nặng và biến chứng tắc mạch chi. Và tình trạng bệnh nhân bị cắt cụt chi không phải lỗi của thầy thuốc cho nên bệnh viện Củ Chi không có việc gì phải bồi thường cho bệnh nhân vì mình không có lỗi. Có chăng chỉ là tiền hỗ trợ có tính chất nhân đạo mà thôi.
Riêng về thỏa thuận bệnh nhân nhận 60 triệu mà không khiếu nại gì thêm, đây là một thỏa thuận dân sự hoàn toàn được phép và không có vấn đề gì về đạo đức. Thế mà nhà báo làm một bài: “Đi mổ sạn thận bị cắt tứ chi: chi 60 triệu đồng để mua im lặng?” Với bài báo này, bệnh viện có thể kiện ngược lại báo chí cũng được.
Riêng về đồng nghiệp là BS Phan Xuân Tước ở bệnh viện Nguyễn Trãi là mình biết rõ vấn đề thì hãy nói, đồng nghiệp nói : “…riêng về trường hợp bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do sỏi niệu đang trong tình trạng tụt huyết áp, bệnh nhân bị sốc thì không thể mổ xẻ gì cả…” và đồng nghiệp lại cũng nói: “..chỉ trong trường hợp quá đặc biệt, quá nặng đến mức điều trị kháng sinh không kịp buộc phải mổ ra thì khả năng sống là quá thấp…” Câu sau đá câu trước. Nhà báo lại phán là bệnh nhân này không nặng !!. Ồ lạ quá, không nặng mà sốc nhiễm trùng.
Nhà báo muốn viết về ngành y, khi viết về vấn đề xã hội y khoa thì được. Còn khi đụng tới chuyên môn sâu thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm và viết đúng với cái tâm trong sáng của mình thì hơn.
Cám ơn!
Bác sĩ Phan Văn Hoàng
Bookmarks