Bảng 2.5. Các thuốc chống động kinh |
Carbamazepine |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa (ngoại trừ cơn vắng ý thức và myoclonus). Cũng được chỉ định trong hội chứng động kinh ở trẻ em. Người lớn và trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 100, 200, 400 mg
Viên nhai: 100, 200 mg
Dạng phóng thích chậm: 200, 400 mg
Dung dịch 100 mg/5 mL; dạng đặt hậu môn: 125, 250 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 100 mg uống buổi tối
Liều duy trì: 400-1600 mg/ngày (tối đa 2400 mg) (Dạng phóng thích chậm, liều cao hơn) |
Liều thường dùng – trẻ em | < 1 tuổi: 100-200 mg/ngày
1-5 tuổi: 200-400 mg/ngày
5-10 tuổi: 400-600 mg/ngày
10-15 tuổi: 600-1000 mg/ngày
(Dạng phóng thích chậm, liều cao hơn) |
Khoảng cách liều | 2-3 lần/ngày
(2-4 lần/ngày với liều cao hơn hoặc ở trẻ em) |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Lơ mơ, mệt mỏi, chóng mặt, thất điều, nhìn đôi, mờ mắt, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, run giật, tăng cân, bất lực, ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc, rối loạn chức năng gan, phát ban và các phản ứng da, rối loạn tủy xương, giảm bạch cầu hạt, hạ natri máu, giữ nước, ảnh hưởng đến nội tiết tố. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế vận chuyển natri phụ thuộc điện thế. Cũng có hoạt tính trên receptor của monoamine, acetylcholin và NMDA. |
Clobazam |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa. Cũng được chỉ định để điều trị ngắt quãng, điều trị dự phòng một liều (one-off). Người lớn và trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén, viên nhộng: 10 mg |
Liều thường dùng – người lớn | 10-20 mg/ngày; có thể dùng liều cao hơn |
Liều thường dùng – trẻ em | 3-12 tuổi: 5-10 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 1-2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | An thần, chóng mặt, yếu, nhìn mờ, khó chịu, thất điều, hung dữ, rối loạn hành vi, triệu chứng cai. |
Cơ chế tác dụng chính | Chất đồng vận của GABAA. |
Clonazepam |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa (bao gồm cả cơn vắng ý thức và myoclonus). Cũng được chỉ định trong hội chứng Lennox-Gastaut, động kinh sơ sinh, cơn co thắt sơ sinh và trạng thái động kinh. Người lớn và trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 0,5; 1; 2 mg
Dung dịch 1 mg trong 1 mL |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 0,25 mg uống buổi tối
Liều duy trì: 0,5-4 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | < 1 tuổi: 1 mg/ngày
1-5 tuổi: 1-2 mg/ngày
5-12 tuổi: 1-3 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 1-2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | An thần kinh (thường gặp và có thể diễn biến nặng), ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, thất điều, tăng động, khó chịu buồn bực, hung dữ, tăng tiết nước bọt, thay đổi trương lực cơ, hội chứng. |
Cơ chế tác dụng chính | Đồng vận của GABAA. |
Ethosuxamide |
Chỉ định chính | Cơn vắng ý thức toàn thể hóa. Người lớn và trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nang: 250 mg
Siro: 250 mg/5 mL |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 250 mg
Liều duy trì: 750-2000 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Khởi đầu: 10-15 mg/kg/ngày
Duy trì: 20-40 mg/kg/ngày |
Khoảng cách liều | 2-3 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Triệu chứng dạ dày ruột, lơ mơ, thất điều, nhì đôi, đau đầu, chóng mặt, nấc, an thần, rối loạn hành vi, loạn thần cấp, triệu chứng ngoại tháp, rối loạn về máu, phát ban, hội chứng giả lupus, hội chứng đặc ứng. |
Cơ chế tác dụng chính | Tác động trên cơ chế vận chuyển can xi qua kênh T của canxi. |
Gabapentin |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa. Người lớn và trẻ em (trên nhóm tuổi từ 3-6). |
Dạng trình bày thông thường | Viên nang: 100, 300, 400 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 300 mg/ngày
Liều duy trì: 900-3600 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 2-3 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Lơ mơ, chóng mặt, thất điều, cơn co giật, thất điều, đau đầu, run tay chân, đôi, buồn nôn, nôn, viêm. |
Cơ chế tác dụng chính | Chưa rõ. |
Lamotrigine |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa. Cũng được chỉ định trong hội chứng Lennox-Gastaut và các hội chứng động kinh toàn thể hóa. Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 25, 50, 100, 200 mg
Viên nhai: 5, 25, 100 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 12,5-25 /ngày
Liều duy trì: 200-600 mg/ngày
Nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào các thuốc dùng kèm theo và các thuốc gây kích hoạt hoạt tính enzyme. |
Liều thường dùng – trẻ em | Phụ thuộc vào thuốc dùng kèm theo |
Khoảng cách liều | 2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Phát ban (đôi khi gặp mức độ nặng), đau đầu, rối loạn huyết học, thất điều, yếu cơ, nhìn đôi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, lờ đờ, mất ngủ, trầm cảm, loạn thần, run tay chân, phản ứng tăng nhậy. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế vận chuyển natri phụ thuộc điện thế. |
Levetiracetam |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ có hoặc không có cơn co giật toàn thể hóa thứ. Chỉ có ở người lớn. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 250, 500, 750, 1000 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 125-250 mg/ngày
Liều duy trì: 750-4000 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 1-2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Lơ mơ, mệt mỏi, nhiễm trùng, chóng mặt, đau đầu, kích thích, kích động, thay đổi hành vi và cảm. |
Cơ chế tác dụng chính | Tác động thông qua viêc gắn với protein của túi synap. |
Oxcarbazepine |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa thứ. Người lớn và trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 150, 300, 600 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 600 mg/ngày
Liều duy trì: 900-2400 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Khởi đầu: 8-10 mg/kg/ngày
Duy trì: 30 mg/kg (tối đa 46 mg/kg) |
Khoảng cách liều | 2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Lơ mơ, đau đầu, chóng mặt, nhìn đôi, thất điều, phát ban, hạ natri máu, tăng cân, hói, buồn nôn, rối loạn dạ dày. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế vận chuyển natri phụ thuộc điện thế. Cũng có hoạt tính trên vận chuyển kali, kệnh can xi loại N, receptor của NMDA. |
Phenobarbital |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và toàn thể hóa (ngoại trừ cơn vắng ý thức và myoclonus). Trạng thái động kinh. Hội chứng Lennox-Gastaut. Các hội chứng động kinh khác ở trẻ em. Sốt cao co giật. Cơn co giật sơ sinh. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 15, 30, 50, 60, 100 mg
Viên đạn: 15 mg/5 mL
Dạng tiêm: 200 mg/mL |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 30 mg/ngày
Liều duy trì: 30-180 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Sơ sinh: 3-4 mg/ngày
Trẻ em: 3-4 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 1-2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | An thần , thất điều, chóng mặt, mất ngủ, tăng động (trẻ em), thay đổi cảm xúc (đặc biệt là trầm cảm), hung hăng, rối loạn nhận thức, bất lực, giảm khả năng tình dục, thiếu folate, thiếu vitamin K và vitamin D, còi xương, co cứng cơ kiểu Dupuytren, cứng vai, rối loạn về tổ chức liên kết, phát ban. Nguy cơ phụ thuộc thuốc. Nguy cơ lạm dụng thuốc. |
Cơ chế tác dụng chính | Tăng cường hoạt tính receptor GABAA. Cùng với ức chế giải phóng Glutamate, tác động lên vận chuyển natri, kali và can xi. |
Phenytoin |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và cơn co giật toàn thể hóa nguyên phát hoặc thứ phát (ngoại trừ cơn vắng ý thức và myoclonus), trạng thái động kinh, hội chứng động kinh ở trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nang: 25, 30, 50, 100, 200 mg
Viên nhai: 50 mg
Dạng dung dịch phóng thích chậm: 30 mg/mL, 125 mg/mL
Dạng tiêm: 250 mg/5 mL |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 200 mg uống buổi tối
Liều duy trì: 200-500 mg/ngày
(có thể dùng liều cao hơn, hướng dẫn bằng cách theo dõi nồng độ trong huyết tương) |
Liều thường dùng – trẻ em | 10 mg/kg/ngày
(có thể dùng liều cao hơn, hướng dẫn bằng cách theo dõi nồng độ trong huyết tương) |
Khoảng cách liều | 1-2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Thất điều, chóng mặt, mệt lả, an thần, đau đầu, rối loạn vận động, bệnh não cấp tính (ngộ độc phenytoin), tăng nhậy cảm, phát ban, sốt, rối loạn huyết học, tăng sản niêm mạc lợi, thiếu folate, thiếu máu tăng nguyên bào hồng cầu, thiếu vitamin K, rối loạn chức năng tuyến giáp, giảm globulin miễn dịch, thay đổi cảm xúc, trầm cảm, vẻ mặt cứng đờ, chứng giậm lông, bệnh thần kinh ngoại biên, còi xương, hạ can xi máu, rối loạn hormone, mất khả năng tình dục, rối loạn hệ thống mô liên kết, giả u lympho, viêm gan, viêm mạch, bệnh cơ, rối loạn đông máu, thiểu sản tủy xương. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế vận chuyển natri phụ thuộc điện thế. |
Pregabalin |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát. Chỉ dùng cho người lớn. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nang: 25, 50, 75, 150, 300 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 100 mg/ngày
Liều duy trì: 150-600 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Lơ đờ, chóng mặt, thất điều. |
Cơ chế tác dụng chính | Gắn với kênh can xi phụ thuộc điện thế. Cũng làm giảm giải phóng Glutamate và các chất dẫn truyền thần kinh khác. |
Primidone |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và cơn co giật toàn thể hóa nguyên phát hoặc thứ phát. Người lớn và trẻ em. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 250 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 62,5-125 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Duy trì: 250-1500 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Giống như với Phenobarbital. Thêm chóng mặt, buồn nôn trong những ngày đầu điều trị. |
Cơ chế tác dụng chính | Giống như với Phenobarbital. |
Tiagabine |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và cơ giật toàn thể hóa thứ. Chỉ dùng cho bệnh nhân ≥ 12 tuổi. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 5, 10, 15 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 15 mg/ngày
Liều duy trì: 30-45 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 2-3 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, run tay chân, ỉa chảy, buồn nôn, đau đầu, lú lẫn, loạn thần, triệu chứng giả cúm, thất điều, trầm cảm, khó tìm lời nói. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế tái tập hợp GABA. |
Topiramate |
Chỉ định chính | Cơn co giật cục bộ và cơn co giật toàn thể hóa thứ phát. Cũng được chỉ định trong hội chứng Lennox-Gastaut. Động kinh toàn thể hóa vô căn. Người lớn và trẻ em > 2 tuổi. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nén: 25, 50, 100, 200 mg
Dạng cốm: 15, 25 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 25-50 mg/ngày
Liều duy trì: 100-500 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Khởi đầu: 0,5-1 mg/ngày
Duy trì: 5-9 mg/ngày |
Khoảng cách liều | 2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Chóng mặt, thất điều, đau đầu, dị cảm, run tay chân, mất ngủ, rối loạn nhận thức, lú lẫn, kích động, mất trí nhớ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, buồn nôn, ỉa chảy, nhìn đôi, và tụt cân. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế vận chuyển natri phụ thuộc điện thế; tăng ức chế qua trung gian GABA tại receptor của GABAA; giảm hoạt tính của receptor AMPA; ức chế kênh can xi điện thế cao; hoạt hóa carbonic anhydrase. |
Valproate |
Chỉ định chính | Cơn co giật toàn thể hóa nguyên phát hoặc thứ phát (bao gồm cả cơn vắng ý thức và myoclonus) và cơn co giật cục bộ. Cũng được chỉ định trong hội chứng Lennox- Gastaut. Động kinh toàn thể hóa vô căn. Sốt cao co giật. |
Dạng trình bày thông thường | Viên bọc: 200, 500 mg
Viên có thể nghiền được: 100 mg
Viên nang: 150, 300, 500 mg
Siro: 200 mg/5 mL
Dung dịch: 200 mg/5 mL
Viên phóng thích chậm: 200, 300, 500 mg
Viên Divalproex: 125, 300, 500 mg |
Liều thường dùng – người lớn | Khởi đầu: 200-500 mg/ngày
Liều duy trì: 500-3000 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Khởi đầu: 20 mg/kg/ngày (trẻ em < 20 kg)
40 mg/kg/ngày (trẻ em > 20 kg)
Liều duy trì: 20-30 mg/kg/ngày (trẻ em < 20 kg)
20-40 mg/kg/ngày (trẻ em > 20 kg) |
Khoảng cách liều | 2-3 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Buồn nôn, nôn, tăng NH3 máu và các ảnh hưởng trên chuyển hóa khác, ảnh hưởng trên nội tiết, ngộ độc gan nặng, viêm tụy, lơ mơ, rối loạn nhận thức, thái độ hung hăng, run tay chân, bệnh não, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu không tạo máu, rung tóc thưa tóc, tăng cân, hội chứng buồng chứng đa nang. |
Cơ chế tác dụng chính | Tác động trên hoạt tính của GABA và Glutamate, vận chuyển kênh can xi nhóm T và kênh kali. |
Zonisamide |
Chỉ định chính | Động kinh cục bộ và toàn thể hóa trơ với điều trị (tất cả các loại). Hội chứng Lennox-Gastaut. Hội chứng West. Cơn giật cơ tiến triển. Được cấp phép điều trị cho trẻ em và người lớn tại Nhật Bản và châu Á. Ở Mỹ chỉ được cấp phép điều trị cho động kinh cục bộ trơ với điều trị trên bệnh nhân ≥ 16 tuổi. |
Dạng trình bày thông thường | Viên nang: 100 mg (Mỹ)
Viên nén: 100 mg (Nhật Bản, Hàn Quốc)
Dạng bột: 20% (Nhật Bản, Hàn Quốc) |
Liều thường dùng – người lớn | 200-600 mg/ngày |
Liều thường dùng – trẻ em | Khởi đầu: 2-4 mg/kg/ngày
Duy trì: 4-8 mg/kg/ngày |
Khoảng cách liều | 1-2 lần/ngày |
Tác dụng ngoại ý quan trọng/thường gặp | Lơ mơ, thất điều, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, kích thích, chán ăn, mất tập trung, chậm trí tuệ, ngứa, nhìn đôi, mất ngủ, đau bụng, trầm cảm, phát ban, tăng nhậy cảm.
Nguy cơ khá cao của sỏi thận (tại Mỹ và châu Âu, nhưng không có ở Nhật bản, theo các nghiên cứu). Oligohidrosis và nguy cơ say nóng. |
Cơ chế tác dụng chính | Ức chế vận chuyển natri phụ thuộc điện thế, kênh can xi loại T, ức chế vận chuyển glutamate đến receptor GABAA của benzodiazepine (benzodiazepine GABAA receptor excitatory glutaminergic transmission), carbonic anhydrase. |
Bookmarks