Ths. Bs. Đào Danh Vinh
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai
Ho máu là một trong những biến chứng thường gặp của nhiều bệnh phổi mạn tính. Mức độ ho máu có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng, cần phải truyền máu. Một số ít trường hợp ho máu ồ ạt - còn gọi là ho máu sét đánh - đe dọa sinh mạng người bệnh nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có nhiều nguyên nhân gây ho máu, như dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch vỡ, giãn động mạch phế quản và ngoài hệ phế quản. Thường gặp nhất là do giãn hệ động mạch phế quản.
Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, tiền sử giãn phế quản, bội nhiễm và ho máu tái phát nhiều lần. Điều trị nội khoa không kiểm soát được ho máu, có chỉ định chụp mạch và nút động mạch phế quản.
1. Đánh giá trước can thiệp
 |  |
Chụp CTscanner thấy giãn phế quản hình túi thùy giữa phổi phải | Có các nốt mờ nhỏ rải rác theo cây phế quản. |
2. Chụp động mạch chủ và động mạch phế quản
 |  |
Chụp cung ĐM chủ không chọn lọc thấy gốc ĐM phế quản giãn | Chụp chọn lọc ĐM phế quản phải giãn ngoằn nghoèo |
3. Đánh giá hệ thống động mạch phế quản
 |  |
Chụp chọn lọc ĐM phế quản phải (thì sớm): ĐM phế quản phải giãn ngoằn nghoèo | Chụp chọn lọc ĐM phế quản phải (thì muộn): nhiều nhánh mạch phì đại, tăng sinh tập trung ở thùy giữa |
4. Đánh giá hệ thống động mạch ngoài phế quản
 |  |
Chụp ĐM dưới hoành phải: tăng sinh, phì đại, có các nhánh nhỏ vào thùy giữa phổi phải | Chụp ĐM vú trong phải: tăng sinh, phì đại, có các nhánh nhỏ vào thùy giữa phổi phải |
5. Nút hệ động mạch phế quản và ngoài phế quản bằng hạt PVA
 |  |
Nút ĐM phế quản phải bằng PVA (250-355mcm) qua microcatheter | Nút ĐM vú trong phải bằng PVA (250-355mcm) qua microcatheter |
6. Chụp kiểm tra và kết thúc thủ thuật
Nút động mạch phế quản và động mạch ngoài phế quản là một trong những phương pháp xâm nhập tối thiểu, hiệu quả trong kiểm soát nguyên nhây trực tiếp gây ho máu.
Bookmarks