Kĩ thuật chụp cộng hưởng từ khuếch tán (Diffusion – weighted imaging – DWI)
Phát minh kĩ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) đã mở ra một kỉ nguyên mới trong chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh thần kinh. Bước tiến vượt trội so với CT trong đánh giá đột quỵ do thiếu máu cục bộ của kĩ thuật này chính là chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI). DWI bắt đầu phổ biến trên lâm sàng trong những năm 1990 và vẫn là phương pháp chính xác nhất để phát hiện nhồi máu não cực kì cấp tính (hyperacute infarction).
Khoa học nhìn lại (science revisited)
Trong khi về khía cạnh kĩ thuật của phương pháp chụp cộng hưởng từ vượt xa phạm vi của chương này này, chụp DWI được thiết kế để đo sự khuếch tán của các phân tử nước trong mô não, và đặc biệt hữu dụng trong cơn đột quỵ cấp do thiếu máu cục bộ khi mà sự khuếch tán của các phân tử nước bị hạn chế. |

Hình 2.6. Chụp cộng hưởng từ khuếch tan trong đột quỵ do thiếu máu não cấp tính. (a) Trình tự tạo ảnh khuếch tán cho thấy tăng tín hiệu ở thùy trán bên trái cùng với giảm tín hiệu (khuếch tán hạn chế) ở biểu đồ “hệ số khuếch tán biểu kiến”. (b) Những dấu hiệu này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện vùng mô thực sự nhồi máu cấp tính có khả năng là nhồi máu không phục hồi mặc dù tái tưới máu sớm và tích cực.
Các Kĩ thuật tạo ảnh Echo nhanh theo mặt phẳng (Ultrafast echo planar imaging techniques) được sử dụng để làm giảm nhiễu ảnh do chuyển động của bệnh nhân (patient motion artifact) và dẫn đến tổng thời gian chụp chỉ khoảng 2 phút.
Các trình tự tạo ảnh khuếch tán (multiple diffusion imaging sequences) được sử dụng trên lâm sàng: tạo ảnh khuếch tán đẳng hướng (isotropic DWI), hệ số khuếch tán biểu kiến (apparent diffusion coefficient – ADC), và bản đồ hàm số mũ (exponential maps). Phân tích lâm sàng yêu cầu đánh giá đồng thời trên phim DWI và bản đồ hệ số khuếch tán biểu kiến do vấn đề “T2 chiếu sáng qua” (T2 shine through). Sự khuếch tán hạn chế biểu hiện bằng cường độ tín hiệu cao (ví dụ: sáng) trên ảnh khuếch tán đắng hướng (isotropic DWI sequence) (hình 2.6). Tuy nhiên cũng có thông tin tín hiệu T2 trên những phim này như tăng tín hiệu do hiệu ứng T2 có thể làm đọc sai kết quả giống như khuếch tán hạn chế. Hình ảnh ADC phân lập những thay đổi liên quan đến hạn chế khuếch tán thực sự, biểu hiện bằng giảm dấu hiệu giảm tín hiệu (ví dụ: tối). Do đo khu vực nhồi máu cấp hiện hình sáng trên DWI và tối trên ADC. Thêm vào đó, ảnh hàm số mũ tương tự như DWI nhưng không có thông tin T2 (ví dụ: dấu hiệu sáng giống như khuếch tán hạn chế). Tuy nhiên chuỗi hàm số mũ ít được sử dụng phổ biến hơn vì sự tương phản hình ảnh kém hơn so với DWI, có thể ảnh hưởng tới độ nhạy cảm của người đọc (reader sensitivity). Độ nhạy và độ đặc hiệu của DWI khi phát hiện nhồi máu trong 6 giờ đầu là trên 90%.
Một vấn đề làm tăng nghi ngờ về tính hữu dụng lâm sàng của DWI là khả năng đảo ngược tiềm năng của sự hạn chế khuếch tán (potential reversibility of diffusion restriction). Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hiện tượng này rất hiếm, liên quan đến thể tích mô tối thiểu (khoảng 3mL thể tích trung bình (median volume)) và không làm thay đổi kết quả lâm sàng. Các kết quả cải thiện trong các trường hợp hạn chế khuếch tán được báo cáo có lẽ liên quan tới vùng tranh tối tranh sáng giai đoạn sớm kèm theo nên tái tưới máu là điều kiện cần của hình thái này. Dựa trên những bằng những có giá trị nhất, nhiều nhóm chuyên gia đã đặt chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) vào khuyến cáo loại 1 (mức độ bằng chứng A) khi chẩn đoán nhồi máu thực sự.
Do phát hiện nhồi máu rất sớm với độ chính xác cao, DWI có thể biểu thị các dấu hiệu riêng của thiếu máu cục bộ bao gồm ổ khuyết (lacunar), huyết khối và những dấu hiệu thay đổi lớn. Chúng có thể giúp cung cấp những dữ kiện quan trọng để tìm nguyên nhân của đột quỵ. Hơn nữa ở những bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua, bằng chứng về nhồi máu trên phim DWI được biểu thị để dự đoán nguy cơ cao hơn của cơn đột quỵ sớm và giúp nhanh chóng tiến hành xét nghiệm chẩn đoán khẩn cấp hơn. Bảng 2.4 tóm tắt ưu và nhược điểm của DWI.
Bảng 2.4: Ưu điểm và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ khuếch tán
Ưu điểm/điểm sáng | Nhược điểm/sai lầm |
Là phương pháp chính xác nhất để phát hiện tổn thương mô không phục hồi (vùng nhồi máu thực sự (core infact)) Thời gian chụp ngắn Dự đoán nguy cơ đột quỵ sớm ở những bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua Không sử dụng bức xạ ion hóa Không cần sử dụng thuốc cản quang | Chống chỉ định với những bệnh nhân có máy tạo nhịp tim hoặc các vật cấy ghép có tính từ khác Không phổ biến bằng chụp CT ở trong cộng đồng nhưng sẵn có ở các trung tâm nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng bệnh đột quỵ, trong đó liệu pháp thông động mạch trong đột quỵ (intra-arterial stroke therapy) được đề nghị |
Bảng 2.5. Ưu điểm và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ mạch
Ưu điểm/điểm sáng | Nhược điểm/sai lầm |
Chẩn đoán chinh xác các trường hợp tắc động mạch gần có thể dùng liệu pháp thông động mạch Có thể được tiến hành mà không cần tiêm thuốc cản quang | Đánh giá quá mức tình trạng hẹp do nhiễu ảnh dòng chảy Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu ảnh do chuyển động của bệnh nhân |
Bookmarks