Để tranh cãi về thuật ngữ thì sẽ không bao giờ có hồi kết, cách tốt nhất khi dịch một bài nào đó mà gặp phải từ có nhiều nghĩa, khó dịch sang tiếng Việt thì nên để từ gốc trong ngoặc bên cạnh thì người đọc sẽ dễ hình dung hơn
Để tranh cãi về thuật ngữ thì sẽ không bao giờ có hồi kết, cách tốt nhất khi dịch một bài nào đó mà gặp phải từ có nhiều nghĩa, khó dịch sang tiếng Việt thì nên để từ gốc trong ngoặc bên cạnh thì người đọc sẽ dễ hình dung hơn
Em chỉ cãi chày cối thêm là 2 chỗ em bôi đỏ thể hiện sự thiếu nhất quán của bác. Riêng "elevation in body temperature" nên dịch là "thân nhiệt tăng cao" hoặc "tăng nhiệt độ cơ thể", khi đó có thể giúp phân biệt với "tăng thân nhiệt" (em chủ ý dịch như vậy để phân biệt giữa đạp xe và xe đạp thôi ạ)
Last edited by botruong; 21-09-12 at 20:25.
Life's What You Make it
@botruong
Bạn cứ suy nghĩ thêm về những gì tôi viết nhé. Có nhiều chuyện phải có thời gian.
Em có ngu kiến này, không biết các bác thấy thế nào.
Khi em quan sát định nghĩa và các nguyên nhân của fever (pyrexia) và hyperthermia, em thấy fever thường được gán cho các nguyên nhân (thường là ngoại lai như nhiễm trùng) dẫn tới làm thay đổi điểm đặt nhiệt; còn hyperthermia không làm thay đổi điểm đặt nhiệt, nhưng vì một lí do gì đó mà cơ thể liên tục sinh nhiệt không kiểm soát được (theo cá nhân em, nó có thể là "tăng thân nhiệt phản ứng", vì hầu hết các thay đổi về thân nhiệt này là đều là đáp ứng với một tình trạng sinh lí / bệnh lí nào đó).
Mặc dù định nghĩa như vậy nhưng biểu hiện lâm sàng đều chỉ là thân nhiệt trên giới hạn trên bình thường tại vị trí đo thân nhiệt. Do vậy, nếu chỉ có một triệu chứng trên lâm sàng là tăng thân nhiệt thì tôi không thể biết được nó là fever hay hyperthermia. Để chẩn đoán đó là fever hay hyperthermia thì tôi sẽ cần lâm sàng của bệnh nhân.
Vì thế, em nghĩ dùng thuật ngữ "tăng thân nhiệt" trong phân loại của bác Chính là hợp lí. Nó chỉ nói đến tình trạng "thân nhiệt tăng cao hơn ...".
drchinh (22-09-12)
Kính các bác,
Có lẽ những tranh luận vừa qua là xoay quanh chuyện chữ pyrexia trong ngoặc chú thích cho chữ tăng thân nhiệt. Mặc dù chỉ là chuyện dịch thuật, nhưng các bác viện dẫn nhiều tài liệu Tây quá, trong khi từ 50 năm nay ta lại tự hào là có một nền y học nói tiếng Việt.
Rõ ràng là hyperthermia khác pyrexia. Truyền thống sách vở tiếng Việt đều chọn từ "tăng thân nhiệt" để chuyển tải từ hyperthermia, có lẽ khi chuyển tải như vậy người dịch hơi lười một chút, nhưng thực tế từ này được dùng phổ biến. Quy luật của ngôn ngữ sống là được sự chấp nhận của đa số, nên nhiều khi có những từ về mặt từ nguyên dùng sai, nhưng vẫn tồn tại lâu dài.
Ngày trước đi học, học môn Sinh lý bệnh, chúng tôi luôn băn khoăn câu giảng rằng sốt khác với tăng thân nhiệt, sau này mới hiểu chữ tăng thân nhiệt ở đây là dịch thuật ngữ hyperthermia. Rồi đối chiếu thấy người Trung Quốc dịch hyperthermia là trúng thử 中暑 mới thấm thía sự tuỳ tiện thuật ngữ của chúng ta. Đấy cũng là chuyện đất nước thống nhất đến hơn 30 năm nay mà thuật ngữ y học Bắc Nam vẫn khác nhau nhiều, có khi phải ngơ ngác một lúc mới định hình được người khác vùng miền định nói gì.
Thiết nghĩ dịch thuật không dịch từng từ, mà làm sao dịch thoát nghĩa để người đọc hiểu được. Tiền công dịch nhiều khi ít hơn tiền công biên tập là vì thế. Chân thành cảm ơn bác botruong đã quan tâm đến những nội dung tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng thực sự quan trọng này. Kính mong các bác tiếp tục cho ý kiến để các tài liệu dịch được chấp nhận rộng rãi.
christinadoi (08-04-14)
Hiện có 1 bác đang thực tập trong bệnh phòng này. (0 học viên và 1 dự thính)
Bookmarks