Bài dưới đây chúng tôi lược dịch và tổng thuật từ sách vở, hy vọng phần nào giúp ích được cho các bác có cái nhìn bao quát rộng nhưng không sâu về lĩnh vực này.
1. BệnhTai-Mũi-Họng và Miệng do kí sinh trùng
Nấm hay ưa mũi, miệng và tai hơn nguyên sinh động vật và giun sán.
- Bệnh do nấm
· Bệnh Candida miệng, gần như luôn luôn do Candida albicans, biểu hiện dưới dạng tưa, chốc, hiếm hơn là dưới dạng đa ổ. Có thể bị ở thanh quản, họng hoặc thực quản. Bệnh Candida ở đầu chi có thể dẫn đến phản ứng dị ứng: viêm mũi họng, viêmxoang, phù Quincke...
· Bệnh do Blastomyces Nam Mĩ do Blastomyces brasiliensis, bị ở môi, lỗ mũi, sàn miệng.Tổn thương da-niêm mạc nặng kèm theo nổi hạch và lan đến thanh quản, họng và có thể lan ra toàn thân.
· Bệnh do Geotrichum ở miệng gần giống tưa.
· Bệnh do Phycomycetes có hai loại:· Mucormycoses ở những người bệnh máu hoặc đái đường, xâm nhập vào xoang, tai và nhất là khoang miệng, đôi khi từ những vị trí này lan toả toàn thân.
· Bệnh do Phycomycetes dưới da là do Entomophtora coronata, bệnh nấm miền nhiệt đới thâm nhiễm môi và mũi.
• Bệnh do Histoplasma· Bệnh do Histoplasma “châu Mĩ” do Histoplasma capsulatum thường (30-50%) kèm theo các cục hoặc loét họng, lưỡi hay thanh quản.
· Bệnh do Histoplasma châu Phi do Histoplasma duboisii cũng có thể có loét miệng.
• Bệnh do Sporotrichum. Trong bệnh này tổn thương miệng họng và mũi thực ra luôn sau tổn thương gôm ở mặt.
• Bệnh do Aspergillus ở xoang là ngoại lệ. Bệnh ở ống tai ngoài hay bị nhất ở khí hậu nóng ẩm hoặc sau khi dùng kháng sinh tại chỗ. Tổn thương ngứa và phát ban đỏ có vảy.
• Bệnh do Cephalosporium có các tổn thương gôm ở lợi, màn hầu và a-mi-đan.
- Bệnh do đơn bào
• Bệnh do Leshmania ngoài da có thể lan đến niêm mạc mũi và miệng. Ở các thể ẩm ướt Cựu Thế giới sự phá hủy có giới hạn nhất định. Còn trong bệnh Leshmania da Tân Thế giới thường lan tràn mạnh do đường lân cận (uta) hoặc di căn (espundia) tới niêm mạc: vách và hốc mũi, môi, màn hầu, a-mi-đan, thậm chí tới thực quản và khí quản; nó gây ra những biến dạng đáng kể.
• Bệnh do Trypanosoma châu Mĩ đôi khi có biến chứng phình thực quản.
- Bệnh do giun sán
• Nang do bào nang sán chó có thể nằm ởt uyến giáp, tuyến mang tai, lưỡi, a-mi-đan.
• Bệnh Halzoun lưu hành ở vùng Cận Đông (Liban) và Bắc Phi, kinh điển là bệnh kí sinh trùng họng do sán lá ăn phải cùng gan dê sống. Thực ra là do ấu trùng của Porocephalus (Linguatulaserrata). Khoảng nửa giờ sau ăn thấy nhói vùng sau họng, khó nuốt, nói khó, đôi khi có khó thở nặng.
• Bệnh giun xoắn Trichinella spiralis giai đoạn toàn phát, thấy đau khi phát âm, khi nuốt và khi nhai, thậm chí cứng hàm do viêm cơ.
• Di cư lạc chỗ của giun đũa trong vòi Eustache là hiếm gặp.
• Ấu trùng sán dây đặc biệt có thể định cư ở lưỡi.
• Viêm tiết dịch đường hô hấp do ấu trùng Ancylostoma di chuyển qua đường hô hấp trên. Kích thích gây ho, nói khó giọng khàn, viêm họng. Ngứa mũi và mắt trong trường hợp ấu trùng lạc chỗ trong khoang mũi hoặc vòi Eustache.
- Giòi
• Giòi mũi là lành tính, giới hạn ở đau chút ít tại xoang. Tuy nhiên trong trường hợp nhiễm nhiều, giòi gây hủy hoại màn hầu, vách mũi, gây đau không chịu nổi.
• Giòi tai thường sau viêm mủ mạn tính. Trứng đẻ vào lỗ ống tai ngoài. Giòi có thể vào đến tai giữa, tai trong, màng não.
• Điều trị giòi các khoang của mặt bao gồm gây mê ấu trùng (chloroform, cocain) rồi đuổichúng ra bằng cách tưới nước muối sinh lí.
- Đỉa
• Đỉa nước như Limnatis nilotica ở các xứ quanh Địa Trung Hải tấn công niêm mạc đường hô hấp-tiêuhóa trên của người và động vật. Người bị nhiễm khi tắm. Bệnh nhẹ: nhói họng, hắt hơi, chảy máu cam. Khi đỉa nằm lưu lại hàng tuần sẽ gây thiếu máu nặng. Nếu nó lạc chỗ vào thanh quản, khí quản hay phế quản thì gây ra các cơn ngạt kịch phát. Dễ dàng chẩn đoán TMH. Điều trị gắp đỉa ra sau khi đã gây tê (cocain).
Bookmarks