CRYOGLOBULINEMIA
Thuật ngữ “globulin lạnh trong máu” (cryoglobulinemia) chỉ sự hiện diện trong huyết thanh một hoặc hơn một loại immunoglobulin (gọi tương ứng là đơn dòng và đa dòng) có đặc điểm là kết tủa khi nhiệt độ giảm dưới 37°C và tan trở lại khi được làm ấm.
- Cryoglobulin loại I chiếm 25%, thường gặp nhất là IgM, hiếm khi là IgA và cực hiếm là chỉ có chuỗi nhẹ.
- Cryoglobulin loại II chiếm 25%, thường nhất là loại IgM-IgG, thành phần đơn dòng thường là IgM kappa. Hiếm gặp hơn là thành phần đơn dòng là IgG hoặc IgA.
- Cryoglobulin loại III chiếm 50%, thường nhất là loại IgM-IgG.
Loại II và III gọi là cryoglobulin hỗn hợp (mixed cryoglobulinemia).
Hình 1. Xác định lượng kết tủa (gọi là cryocrit, có thể hiểu tương tự như hematocrit) ở một bệnh nhân bị cryoglobulinemia hỗn hợp. Ngày 0: ngay sau khi tách huyết thanh ra khỏi mẫu máu (ít nhất 20 ml của máu toàn phần). Ngày 7: bảy ngày sau khi để ở +4°C; và hình cuối là đo cryocrit sau khi quay ly tâm huyết thanh.
Hình 2. Sự hình thành phức hợp miễn dịch của cryoglobulin
Bookmarks