2.4. Vết loét (ulcer):
TTCB của loét là những thương tổn sâu qua khỏi màng đáy đế n trung, hạ bì hay dưới da, khi lành chắc chắn để lại sẹo. đây là điểm cơ bản để phân biệt với vết trợt.
2.5. Vết nứt (fissure):
Thương tổn là những đường nứt dài, hằn sâu qua lớp hạ bì cho đến dưới da.

2.6. Sẹo (scar):
Thương tổn là những mô s ẹo tân sinh bởi tổ chức liên kết thay thế vào chỗ tổ chức bị mất do chấn thương hay do bệnh.có
3 loạ i sẹo:
- Sẹo lồi: do tăng sinh tổ chức gây nên, sẹo lồi thật sự chỉ nên xác định sau 2 năm.
- Sẹo phì đại: thường xuất hiện ngay sau khi tổn thương da lành, nhưng thường tự giới hạn và mất đi trong khoảng thời gian 2 năm đầu.
- Sẹo teo: do teo da.


2.7. Li ken hoá (lichenification):
TTCB là sự dày da lan tỏa và bong vảy, đậ m màu và trên bề mặt thương tổn nổi rõ các vân da và đường kẽ ô.

2.8. Gôm:
TTCB là những c ục có tính chất viêm bán cấp hay mạn , lúc đầu cứng, sau hóa mềm, da bề mặt trở nên đỏ, cuối cùng
gôm vỡ ra ngoài tạo thành loét và khi lành để lại sẹo.
3. Thương tổn đặc biệt
Gọi là thương tổn đặc biệt bởi vì thương tổn đó chỉ có giới hạn ở một số bệnh.
3.1. Nhân trứng cá(comedon):
Là nút chất bã và keratin, màu hơi trắng hay hơi đen nút vào các lỗ nang lông tuyến bã.

3.2. Hạt kê (milia):
Là những sẩn nhỏ màu trắng đục, có đường kính 1 – 2 cm, các sẩn này khi khám không thấy lỗ thoát hướng về bề mặt da.
3.3. Cứng da (induration):
Sờ vào bề mặt da ta cảm nhận da trở nên cứng, không véo da lên được, thương tổn là do các yếu tố cấ u tạo của da bị khô lại và làm cho sự trượt và co giãn của da trở nên khó khăn.

3.4. Giãn mạch (telangiectasia):
Thương tổn là sự giãn các mạch máu nông làm lộ rất rõ trên da, thươ ng tổn này thường gặp trong viêm da quang tuyến, bệnh u mạch máu, giãn mạch do corticosteroide…

3.5. Sùi (Papilloma):
Là những thương tổn cấu tạo bởi các nhú bì tăng sinh kết hợp lại và nhô cao hơn mặt da, trên bề mặt có thể phủ một lớp thượng bì mỏng, hay rịn nước hoặc đóng vảy khô.
3.6. Đường hầm (Junel):
Thương tổn là những đường nhỏ, ngoằ n ngoèo nằm nông ngay tại lớ p thượng bì của da. đường hầm là thương tổn đặc trưng trong bệnh ghẻ.

So sánh các loại sang thương cơ bản của da
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh Ngoài Da Và Hoa Liễu của Nguyễn Xuân Hiền; Trương Mộc Lợi; Bùi Khánh Duy – Nhà xuất bản y học, tập 1.
2. Giáo trình da liễu – Bác sĩ Trần Văn Khoa - Bộ môn da liễu, Trường ĐHYK Huế.
3. Sauders Atlas of Dermatology.
Bạn có thể xem các sang thương thực tế tại đây
Bookmarks