Với những trẻ có tiền sử hen phế quản, vào mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện để làm ấm cho trẻ ngay sau khi tắm
Những yếu tố gây bệnh
Thời tiết lạnh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là trẻ có bệnh hen -Ảnh: T.Tùng
Bệnh suyễn ở trẻ em, còn gọi là bệnh hen phế quản hay là viêm phế quản thể hen, là một bệnh mãn tính ở đường hô hấp. Bệnh viêm phế quản, co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai hiện tượng co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy niêm mạc phế quản làm cản trở sự lưu thông của không khí, vì vậy khiến trẻ bị khó thở.
Có rất nhiều tác nhân có khả năng gây bệnh hen hoặc là nguy cơ cao gây bệnh hen suyễn như: dị nguyên, thay đổi thời tiết, phấn hoa, lông chó, mèo, một số thực phẩm, khói thuốc, khói bếp, cơ địa dị ứng, vi sinh vật - vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng (nấm mốc, mạt gà)... Những tác nhân này gây viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm a-mi-đan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản...
Cần giữ ấm cho trẻ
Khi nghi trẻ bị hen phế quản, rất cần thiết cho trẻ đi khám bệnh, đặc biệt là khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi, tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân không có chuyên môn, nhất là không có kinh nghiệm về hen phế quản ở trẻ em. Không tự mua thuốc để điều trị cho trẻ vì không những không khỏi bệnh, mà còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Cần mặc ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, nhất là khi đưa trẻ ra khỏi nhà. Chỉ nên tắm cho trẻ khi không có cơn hen (trẻ vẫn ăn, chơi bình thường). Tắm ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ.
Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện như quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa ấm (nếu có điều kiện) để sau khi tắm, rửa xong là trẻ được tiếp xúc ngay với khí ấm, hạn chế lạnh đột ngột làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản trên trẻ có sẵn tiền sử bị hen suyễn.
Đối với trẻ có tiền sử hen phế quản thì hạn chế cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen như tôm, cua, ốc; bố mẹ và người lớn không nên hút thuốc trong nhà. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp điện, bếp gas thì nên cải tiến bếp đun củi, rơm, rạ bằng loại bếp ít khói. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Cần đề phòng có mạt gà chui trong chăn, gối, đệm bằng cách phơi nắng chăn, gối, đệm mỗi khi có điều kiện. Khi trẻ lên cơn hen nặng, cấp tính cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh để xảy ra những điều đáng tiếc.
Bs. Bùi Khắc Hậu (Đại học Y Hà Nội)
Thanh Niên
Em post bài trên cho bác tham khảo. Tốt nhất là chờ các Mod của diễn đàn này vào trả lời thì chuẩn hơn ạ
Có 2 vấn đề:
1. Tiền sử bệnh nhân có những cơn khò khè trước đó hay không? Bệnh nhân có thường xuyên lên cơn khó thở hay không? trong tháng vừa rồi có mấy cơn? Hay t2 à cơn đầu tiên? Bệnh nhân có kèm theo các bệnh dị ứng khác hay không? đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Nếu có đây là vấn đề cần lưu ý khi điều trị hen.
2. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán xác định hen phế quản ( đủ các tiêu chuẩn của hội lồng ngực Hoa Kỳ hay theo GINA đều được thì điều trị như trên là chưa ổn và không đúng cho điều trị hen:
Điều trị hen quan trọng nhất là chống viêm, giảm tình trạng tăng đáp ứng phế quản và chống co thắt khi có cơn hen cấp tính. Vấn đề điều trị dự phòng sau cơn là chống viêm và giảm tính đáp ứng phế quản. Ventolin đơn độc không có vai trò kiểm soát tình trạng hen phế quản, dùng nhiều làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể beta gây giảm tác dụng chống có thắt của SABA.
Điều trị hen ở trẻ em điều cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân đó là xác định dị nguyên gây dị ứng, xác định kiểu hình của hen phế quản để có phương pháp điều trị toàn diện và đạt hiệu quả kiểm soát cao.
Theo tôi bạn nên đưa con bạn đến khám tại TT Dị ứng - MDLS để được tư vấn và quản lý hen sẽ tốt hơn.
Khoa Dị ứng Miễn dịch - Bệnh viện Bạch Mai nếu bác ở Hà Nội. Muốn thông tin chi tiết hơn thì PM cho bác NguyenvanDinh để hỏi nhé![]()
Hiện có 1 bác đang thực tập trong bệnh phòng này. (0 học viên và 1 dự thính)
Bookmarks