Sùi mào gà có thể cho con bú được không?
Trẻ sơ sinh lây nhiễm sùi mào gà từ người mẹ qua đường sinh thường. Nhưng nếu sinh mổ thì đứa trẻ sẽ không bị bệnh. Trong trường hợp này, người mẹ vẫn có thể cho con bú vì bệnh không lây nhiễm qua đường sữa. Tuy nhiên, người mẹ cần phải chú ý, nếu sùi mào gà xuất hiện ở trên cơ thể thì không nên tiếp xúc với trẻ. Để tránh các vết sùi này vỡ ra và lây sang cho trẻ.
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở phụ nữ
Sùi mào gà là tên gọi một loại bệnh nguy hiểm do human papilloma virus (HPV) gây ra, bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Đây là căn bệnh xã hội có tỉ lệ lây nhiễm và mắc cao nhất hiện nay (chiếm hơn 50%).
Sùi mào gà ở nữ giới có thời gian ủ bệnh lâu hơn ở nam giới từ 1- 8 tháng. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện ra bên ngoài. Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ giới được biểu hiện cụ thể sau đây:
– Xuất hiện các nốt sùi hay u nhú màu hồng hoặc trắng, có cuống, có đường kính từ 1 – 2 mm. Các nốt sùi tập trung nhiều ở bộ phận sinh dục nữ như âm đạo, môi lớn, môi bé, có thể lây sang cả cổ tử cung, xung quanh hậu môn, các nếp gấp ở bẹn …
– Một thời gian sau, các u nhú này phát triển lớn lên và liên kết với nhau thành một mảng rộng, nhìn rất giống hoa súp lơ hay hoa mào gà. Bề mặt các nốt sùi thường mềm, ẩm ướt, giữa các u nhú nếu chạm vào hoặc bị cọ sát sẽ chảy ra mủ.
– Bình thường sùi mào gà không gây đau hay ngứa rát, nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ bị viêm nhiễm gây ngứa và đau.
– Khi quan hệ tình dục chị em sẽ thấy rất đau, đôi khi chảy máu. Bên cạnh đó, còn tiết dịch âm đạo bất thường (dịch ra nhiều, có màu vàng và mùi khó chịu…)
Xem thêm: chua benh sui mao ga
Bookmarks