Bệnh Gout là bệnh có từ hơn 2000 năm trước, là một trong số những bệnh lâu đời nhất ở Việt Nam. Trước kia đây là bệnh được coi là của vua chúa, hoàng tộc, của nhà giàu nhưng hiện nay thì số lượng người mắc Gút đang gia tăng theo cấp số nhân, ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Vậy để hiểu rõ hơn về bệnh chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:
1. Khái niệm bệnh Gout?
Bệnh Gout (hay trong Đông Y gọi là bệnh Thống phong) là căn bệnh viêm khớp chủ yếu do các vi tinh thể đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát thể hiện qua những cơn đau, sưng tấy, nóng đỏ, khó cử động ở 1 hay nhiều khớp. Đây là bệnh rối lọạn chuyển hóa nhân purin.
Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể urate natri trong các mô, cơ, khớp. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bệnh Gout là một trong những bệnh về viêm khớp nguy hiểm và gây đau đớn nhất cho người bệnh, nó tàn phá xương khớp rất kinh khủng và còn để lại những biến chứng nặng nề.
Tỷ lệ xuất hiện Gout ở nam giới cao hơn nữ giới. Nam thường mắc bệnh Gút trong khoảng từ 30-50 tuồi, còn nữ giới thì từ 50-70 tuổi ( thường sau độ tuổi mãn kinh vì lúc đó nồng độ axit uric máu tăng cao). Bất kì khớp nào cũng có nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh Gout nhưng hay gặp nhất là ngón chân cái, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân.. Hậu quả là các mô xương bị viêm và đầu mút của các dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị kích thích, người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau khủng khiếp dai dẳng , triền miên.
Chỉ số acid uric ở mức bị bệnh:
- Nam: trên 420 µmol/l (7mg/dl)
- Nữ: trên 360 µmol/l (6mg/dl)
Nếu nồng độ axit uric đạt mức 420 mm/l hoặc cao hơn ở nam giới và trên 360 µmol/l với nữ giới, muối monosodium urate (MSU) sẽ hình thành các tinh thể dạng kim. Khi các tinh thể MSU tích tụ ở các khớp, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm và đau nhức, đó là các triệu chứng của bệnh gút.
Bảng theo dõi chỉ số acid uric:
2. Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Bênh Gout được chia làm 3 giai đoạn chính và tình trạng bệnh cũng nặng dần theo từng giai đoạn.
- Giai đoạn lâm sàng
- Giai đoạn cấp tính
- Giai đoạn mãn tính
Mỗi giai đoạn có những dấu hiệu khác nhau và mức độ nguy hiểm tăng dần. Xét tổng thể thì bệnh Gout rất nguy hiểm do tích tụ axit uric quá nhiều khiến nó tồn đọng trong máu, lâu dần các axit uric chuyển hóa thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp gây đau đớn.
Biến chứng của bệnh Gout thật kinh hoàng. Vì là bệnh chuyển hóa nên Gút gây ra những hậu quả khó lường như: biến dạng khớp, tàn phế, sỏi thận, suy thận, các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp cao, thậm chí gây đột quỵ…
Để trả lời cho câu hỏi bệnh Gout có nguy hiểm không? Câu trả lời là nếu như không phát hiện và tìm phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
3. Cách điều trị bệnh Gout
Chữa bệnh Gout là quá trình điều trị gian nan và lâu dài, không thể ngày 1 ngày 2 là có thể khỏi được. Với phương pháp tiếp cận mới là chữa bệnh Gút bằng thuốc nam có tác dụng chữa tận gốc, đào thải cặn muối urat lắng đọng lâu ngày trong các khớp- nguyên nhân trực tiếp của bệnh Gout. Ngoài ra thì bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước đặc biệt là đồ uống có độ pH cao để giảm axit uric trong máu. Đặc biệt bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đạm, giàu purin như nội tạng, hải sản, thịt đỏ.. kiêng hoàn toàn rượu bia. Và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (3-4 tháng/lần) để điều trị bệnh tốt nhất.
Qua bài viết trên đây, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về bệnh Gout, tác hại của nó và cách chữa trị như nào để hiệu quả. Hãy là một người bệnh thông minh, tìm hiểu thật kỹ về bệnh và đưa ra những lựa chọn sáng suốt trong quá trình tìm thuốc điều trị căn bệnh khủng khiếp này.
Bookmarks