Vào tháng giêng hàng năm, Hiệp Hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xuất bản những khuyến nghị mới (cả ấn bản in thường và điện tử)[1]. Những khuyến nghị này cung cấp những điểm cốt lõi trong thực hành điều trị bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type I và II và bệnh liên quan tiểu đường [tiểu đường thai kỳ và bệnh nhân nội trú có tăng đường huyết]
Bản khuyến nghị được xây dựng bởi các nhà khoa học thuộc Hiệp hộiHành nghềTiểu đường Hoa Kỳ, họ là các nhà khoa họcgiàu kinh nghiệm, làm việc nghiêm túc, chăm chỉ để xem xét tất cả các nghiên cứu, phát hiện mới đã đăng tải trong năm qua cũng như dựa trên bản khuyến nghị năm 2012 để đưa ra các khuyến nghị cho năm nay.
Nhìn chung, tin vui là bản hướng dẫn thực hành điều trị không có quá nhiều thay đổi tuy vậy trong Ấn bản 2013 có hai thay đổi lớn là khuyến nghị liên quan tới khống chế huyết áp và giám sát nồng độ đường trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type I.
Thay đổi đầu tiên, khuyến nghị mới về khống chế huyết áp là cần đạt mức hạ huyết áp tối đa (HATĐ) <140 mm Hg hơn là đạt mức <130 mm Hg. Khuyến nghị này phần nào giải phóng về tư tưởng cho các bác sỹ điều trị khi luôn phải cố gắng hạ HATĐ bệnh nhân xuống dưới mức <130 mm Hg, thường thì dễ đạt mức <140 mm Hg nhưng để duy trì HATĐ dưới mức <130 mm Hg gặp khá nhiều khó khăn. Nhóm các chuyên gia nhận thấy rằng việc cố gắng hạ thấp HATĐ của bệnh nhân không là mang lại nhiều lợi ích, và hầu hết là không cần thiết.Như vậy, tuỳ đặc điểm bệnh nhân (ví dụ trẻ tuổi)mục tiêu duy trì HATĐ có thể ở mức <130 mm Hg vì nhóm này dễ dàng hơn đạt được mục tiêu này. Đối với các nhóm bệnh nhân khác, mục tiêu duy trì HATĐ đã được nâng lên <140 mm Hg, còn với HA tối thiểu vẫ tiếp tục là <80 mm Hg.
Một khuyến nghị thứ hai thay đổi so với năm 2012 là vềtự theo dõiđường huyết ở những bệnh nhânđược điều trị tiêm Insulin hàng ngày, hoặc dùng Insulin bằng bơm tự động. Trong quá trình điều trị, sự bất cập mà các Bác sỹ chuyên khoa gặp phải là phải luôn phải chỉ định thêm xét nghiệm đường huyết (ngoài liệu trình 3 lần/ngày) cho các bệnh nhân khi họ đề nghị được kiểm tra thêm. Điều này ít gặp ở các bệnh nhân dùng thuốc đường uống mà thường gặp ở các bệnh nhân dùng đường tiêm cần thử đường huyết và bơm thuốc trước mỗi bữa ăn hoặc là bất kỳ lúc nào họ thấy cần kiểm tra để tránh khả năng tăng đường huyết.
Năm nay, thay vì đề xuất 3 lần/ngày như năm trước, ADAkhuyến cáo với các bệnh nhân đang theo phác đồ đa-liều insulin hoặc điều trị bằng insulin bơm tiêm tự động nên tự theo dõi đường huyết theo các thời điểm như là: trước bữa ăn chính, đồ ăn nhẹ, ăn tiệc, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục, và bất kỳ khi nào khi họ nghi ngờ hạ đường huyết, sau điều trị duy trì đường huyết thấp trở về mức bình thường, và trước khi làm một số việc phức tạp như lái xe.
Như vậy không nhất thiết cần thử đường huyết 3 lần mỗi ngày, số lần thử đường huyết cần điều chỉnh phù hợp theo điều kiệnbệnh nhân (thường mỗi bệnh nhân luôn cần phải có ý thức tựtheo dõi dường huyết của mình). Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 1 do Bs. Dr. Anne Peters điềutrị nếu có điều kiện chủ động về thời gian thử đường huyết từ 4 đến 6 lần/ngày,nhiều người thậm chí còn nhiều hơn thế. Với các bệnh nhân đang theo phác đồ điều trịnghiêm ngặt nên được trang bị công cụ cần thiết để có thể kiểm tra đường huyết thường xuyên theo nhu cầu
Một khuyến nghị khá thú vị nữa với bệnh nhân nội trú tại viện nếu có dấu hiệu tăng đường huyết (mặc dù không có tiền sử tiểu đường) nếu có các yếu tố nguy cơ của tiểu đường thì bác sỹ nên chỉ định xét nghiệm nồng độ hemoglobin A1C máu. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá bệnh nhâncần được điều trị tiểu đường ngay hay có thể theo dõi và điều trị sau.
References
1. American Diabetes Association. Clinical practice recommendations. Diab Care. 2013;36:S1-S110.
Nguồn: Bài viết của Dr. Anne L. Peters. (lược dịch)
Professor of Clinical Medicine; Director, Clinical Diabetes Programs, Keck School of Medicine, University of Southern California, Los Angeles, California
What's New in ADA's Latest Diabetes Guidelines? (http://www.medscape.com/viewarticle/778690)
Bookmarks