Hội chứng QT dài & xoắn đỉnh
HỘI CHỨNG QT DÀI & XOẮN ĐỈNH33
Tarascon Internal medicine & Critical Care Pocketbook 2009
Nguyên nhân mắc phải
Bệnh sinh
Thường "phụ thuộc thời gian nghỉ", vd. Khởi phát từ khoảng RR từ dài ® ngắn, vd. Ngoại tâm thu thất theo sau là khoảng nghỉ bù, hoặc nghỉ xoang thường xuyên
Nguyên nhân
- Rối loạn nhịp chậm: nhịp rất chậm
+ Suy nút xoang
+ Block nhĩ thất
- Chuyển hóa:
+ Hạ kali máu,
+ Hạ magiê máu,
+ Hạ can xi máu
- Dinh dưỡng:
+ Đói,
+ Chán ăn thần kinh
- Thuốc: tác dụng phụ thuộc vào liều
+Ngộ độc có thể là do tương tác thuốc, vd. Erthromycin và ketoconazole
Nhóm thuốc | Tên thuốc |
Thuốc chống loạn nhịp tim (không phải là 1C) | Nhóm 1A: quinidine, procainamide, disopyramide
Nhóm III: amiodarone, satalol, ibutilide, dofetilide |
Chống dị ứng | Terfenadine, astemizole |
Thuốc tâm thần | Thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm thần |
Kháng sinh | Nhóm macrolide (erythro/clarithro/azỉthomycin), trimethoprim-sulfa, keto/itraconazole, pentamidine, amantidine |
Thuốc khác | Cisapride. Lợi tiểu, phospho hữu cơ, cocain |
Nguyên nhân khác
- Nhiễm HIV,
- Xuất huyết dưới nhện, TBMN và chấn thương sọ não,
- Kích thích thần kinh thực vật khi phẫu thuật (cắt dây phế vị, phẫu thuật mạch cảnh)
Điều trị
- Dừng các thuốc gây bệnh,
- Magiê sulfat 1-2 g TM nhanh,
- Điều chỉnh rối loạn điện giải, cân nhắc bù thêm kali,
- Đặt máy tạo nhịp hoặc truyền isoproterenol để duy trì nhịp tim > 80 lần/phút,
- Thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B (lidocain hoặc phenytoin)
Nguyên nhân bẩm sinh/di truyền
Bệnh sinh: thường "phụ thuộc cathecholamine", vd. Thường xẩy ra khi có kích thích hệ adrenergic; cũng có thể "phụ thuộc thời gian nghỉ"
Nguyên nhân: có thể là một phần trong một hội chứng di truyền vd. Bệnh Jervell-Lange-Nielsen (di truyền theo NST trội và gây điếc bẩm sinh) hoặc Romano-Ward (di truyền theo nhiễm sắc thể trội và không gây điếc); hoặc bị lẻ tẻ. Đột biến gen đặc trưng cũng được mô tả34
Điều trị (mạn tính): chẹn beta giao cảm, cấy máy khử rung, đặt máy tạo nhịp, cắt hạch giao cảm.
33 WM Jackman et al. Long QT syndromes: a critical review, new clinical observations, and a unfying hypothesis. Prigr Cardiovasc Dis 1988; 31(2): 115-172.
34 Keating MT. The long QT syndrome. A review of resent molecular and physiologic discoveries. Medicine 1996; 75: 1-5.
Everywhere, we learn only from those whom we love
Johann W. V. Goethe and Unregistered
Bookmarks