Lười ăn thường là nguyên nhân chính dẫn đến việc bé bị suy dinh dưỡng và theo số liệu nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia hiện nay có đến 45,9% bé bị suy dinh dưỡng là do nguyên nhân lười ăn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng việc cho bé ăn để giúp bé tăng cân là không hề khó. Nếu các mẹ
biết cách làm cho bé ăn ngon miệng.
GIỮ KHÔNG KHÍ VUI VẺ TRONG KHI ĂN UỐNG
Vì vui vẻ sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Không nên lúc nào cũng bắt bé ăn, hoặc la mắng bé trong khi ăn. Vì nếu tình trạng la mắng cứ xảy ra vào mỗi bữa ăn sẽ khiến bé cảm thấy việc ăn uống thật đáng ghét, thậm chí nhiều bé cảm thấy sợ và bỏ chạy khi mẹ chuẩn bị đút cơm cho ăn.
Theo các bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng trong việc khắc phục tình trạng lười ăn.
ĐA DẠNG THỰC ĐƠN CHO BÉ
Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Chính vì thế nên các mẹ phải thường xuyên thay đổi khẩu vị món ăn cho bé, để bé ngày nào cũng thấy có các món ăn mới lạ. Nhiều món tránh ăn lâu ngày hoặc ăn nhiều các thức ăn béo, ngọt, dầu mỡ. Ngoài ra, cần phối hợp ăn uống hợp lý, cần cân bằng tỉ lệ các chất dinh dưỡng như rau với thịt, chất thô với tinh, đặc với lỏng, cách pha chế, nấu nướng cũng cần chú ý đến màu sắc, mùi vị, hình dáng của thực phẩm nhằm kích thích vị giác của bé. Bạn cũng cần lưu ý đến việc nếu trẻ thiếu các chất Sắt, Kẽm và Lysine cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Các mẹ nên chọn những thức ăn hay thực phẩm dinh dưỡng bổ sung các chất này.
CHO BÉ THAM GIA NẤU NƯỚNG CÙNG BẠN
Nếu có điều kiện nên cho bé cùng tham gia vào công việc nấu nướng, bởi vì bé sẽ rất thích và cảm thấy hào hứng hơn trong bữa ăn với những món mà mình có tham gia nấu.
ĂN CHẬM NHAI KỸ
Phải tập cho bé có thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Vì cách ăn chậm rất có lợi cho hệ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu tốt hơn (nhưng không nên kéo dài bữa ăn của bé quá 30 phút). Tập cho bé ăn nhiều loại rau quả tươi, vì đây là biện pháp rất tốt cung cấp các loại vitamin và khoáng chất một cách tự nhiên, giúp phòng chống bệnh tật. Nên giảm bớt lượng muối, đường, dầu mỡ trong các món ăn để chống béo phì.Các loại thực phẩm nấu ăn cho trẻ phải tươi và sạch sẽ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Phải giữ vệ sinh khi ăn uống. Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn.
TẠO CHO BÉ THÓI QUEN ĂN ĐÚNG GIỜ
Nên tạo thói quen ăn uống đúng giờ và quy định cho trẻ phải ăn hết phần thức ăn của mình. Nếu như trẻ ăn không hết, thì dù một lúc sau trẻ có đói bụng cũng không nên cho ăn vặt. Nếu thực hiện được như vậy thì lâu dần trẻ sẽ có thói quen ăn uống có giờ giấc, chừng mực. Không nên cho trẻ ăn vặt, vì như vậy khi đến bữa ăn chính trẻ sẽ không muốn ăn. Tuy nhiên, ngoài 3 bữa chính ra, cũng cần cho trẻ ăn điểm tâm vào khoảng giữa để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nhất thiết cũng phải đúng giờ giấc.
Bookmarks