Hệ thống tim mạch, tuần hoàn chịu nhiều thay đổi sâu sắc khi người PN có thai, chuyển dạ và sau đẻ. Người bình thường có khả năng thích nghi với thay đổi nhưng PN bệnh tim khó có khả năng thích nghi với thay đổi
1. Chẩn đoán bệnh tim
Trên những BN bị bệnh tim, nay có thai có thể xuất hiện
1.1 Lâm sàng
a. Cơ năng
Khó thở, đb từ tháng thứ 5 trở đi, khó thở tăng dần
Tức ngực
Nặng chân, phù, tiểu ít
b. Thực thể
Tím môi, đầu chi tùy mức độ
Nghe tim: nhịp tim nhanh/ chậm/ loạn nhịp, tiếng tim bệnh lý
Gan to, TM cổ nổi, phản hồi gan-TM cổ (+)
Phổi: rales ẩm do ứ máu or bh OAP
1.2 CLS
XQ ngực: bóng tim to, tim bè ra, cơ hoành bị đẩy lên cao, phổi ứ huyết
Điện tâm đồ: sóng thay đổi, dày thất
SÂ tim: tổn thương van tim, cơ tim, đánh giá chức năng tim
2. Ảnh hưởng qua lại của bệnh tim và thai nghén trong quá trình chuyển dạ và sau đẻ
2.1 Khi chuyển dạ
a. ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim
Trong quá trình mang thai, thai nghén có những ảnh hưởng lớn dần lên bệnh tim như làm tăng S tuần hoàn, tăng khối lg máu tuần hoàn, tăng lưu lượng TH, tăng tần số tim và lưu lượng tim
Đến thời kỳ chuyển dạ: do đặc điểm của quá trình CD nên ngoài những ảnh hưởng trên còn xh thêm
Tăng nhu cầu oxy làm nhịp tim tăng lên nhiều (do cơ TC co bóp), nếu nhịp tim > 110 l/ph -> tr/ch báo hiệu suy tim
Chuyển dạ gây đau -> SP kêu la, mệt mỏi, do tăng nhu cầu oxy -> thở nhanh => kiềm hô hấp, độ kiềm toan máu thay đổi -> ảnh hưởng đến hoạt động của tim
HA tăng trg cơn co TC, hết cơn co lại giảm xuống là do trong cơn co, máu từ TC dồn vào tuần hoàn mẹ, khi hết cơn co máu lại trở về TC -> tạo nên tình trạng RL huyết động
Kết hợp với công cơ học của tim tăng (do tăng tần số và lưu lg tim), sự tăng công có học đột ngột và liên tục, tim bệnh ko thể đáp ứng nổi dễ dẫn đến suy tim, OAP
Tăng áp lực các buồng tim: nhất là trg HHL làm tăng áp lực nhĩ T -> tăng áp lực tiểu tuần hoàn -> ứ máu phổi, OAP. ứ máu ở nhĩ, thất P -> ứ máu ở gan, làm cho gan to.
Trong khi đó, máu từ thất T đc bơm ra ít, gây thiếu máu tuần hoàn mà nhu cầu oxy ở mô ở gđ này rất cao, đòi hỏi thất T phải làm việc nhiều hơn -> suy tim cấp toàn bộ
Tăng co bóp và nhịp nhanh này sẽ hết sau đẻ, nhưng hậu quả là dễ bị suy tim, OAP, loạn nhịp.
B. Ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén và trg chuyển dạ
Trg quá trình thai nghén, do ảnh hưởng của bệnh tim mà thai dễ bị SDD hay suy thai mạn
Trg quá trình chuyển dạ
Nhu cầu oxy cho cuộc CD cao, tim bệnh ko đáp ứng nổi, dễ thiếu oxy cho thai, dễ dẫn đến suy thai cấp trg CD or thai chết trg CD
CD thai thường sổ nhanh vì nhỏ
2.2 Thời kỳ sổ rau: là thời kỳ nguy hiểm nhânt trg biến cố tim sản vì
Tuần hoàn TC-rau ngừng đột ngột
Mất máu nhiều khi bong rau, thiều HC để vận chuyển oxy tới mô
TC co thành khối an toàn, máu dồn vào tuần hoàn làm tăng khối lg máu lưu thông, tạo gánh nặng tương đối đột ngột cho tim
áp lực ổ bụng giảm đột ngột, máu từ 2 chân dồn về ổ bụng nhanh, dồn lên nhĩ P, về thất P, rồi lên phổi. Lượng máu qua tim tăng khoảng 20% trong thời gian ngắn. Sự thay đổi đột ngột này làm những người bị bệnh tim dễ ngừng tim, suy tim, OAP.
Khi rau bong, mạch máu vùng rau bám tắc mạch sinh lý, các yếu tố đông máu trg tuần hoàn mẹ hoạt động mạnh dễ dẫn đến tai biến huyết khối. Mặt khác nút cầm máu ở mạch máu vùng rau bám lại dễ NK -> tai biến tim sản thời kỳ hậu sản
2.3 Thời kỳ hậu sản
Nhu cầu oxy còn cao do 2 vú phát triển
Thể tích nước gian bào của mẹ giảm dần
Dự trữ năng lượng của tim kiệt quệ
RL huyết động vẫn còn tồn tại nên còn khả năng gây suy tim, phù phổi
3. Hướng xử trí
3.1 Nguyên tắc
Bảo vệ mẹ là chính, có chiếu cố đến con
Lấy thai bằng phương pháp nhanh và an toàn nhất
3.2 Khi chuyển dạ
Cần trợ tim, an thần, thở oxy để đáp ứng nhu cầu oxy của cơn co TC và của mẹ
Trợ tim: Mạch nhanh dùng Digoxin viên 0,25mg
Mạch chậm dùng Uabain 0,25mg
Thở oxy qua nước có cồn
Giảm đau, an thần (Seduxen 5mg)
KS phòng NK
Cho sản phụ nằm đầu cao or tư thế Fowler
Theo dõi thường xuyên mạch, HA, nhiệt độ, nhịp thở, toàn trạng của SP, thai, tim thai, cơn co TC (tốt nhất bằng Monitoring)
Nếu thai ngôi chỏm, yếu tố CD thuận lợi, khi CTC mở 4cm, bấm ối rút ngắn thời gian CD, giảm thời gian RL huyết động và gánh nặng cho tim
3.3 Thời kỳ sổ thai
Khi đủ điều kiện đặt Forceps lấy thai, tránh gắng sức cho mẹ
Tránh RL huyết động sau khi thai sổ bằng cách đặt túi cát lên bụng và hạ thấp 2 chân để máu ít dồn về bụng
Hạn chết tối đa mổ lấy thai, chỉ mổ khi ko đủ đk đẻ đường dưới
3.4 Thời kỳ sổ rau
Tôn trọng sinh lý sổ rau thường, chỉ can thiệp khi bất thường
Khi sổ rau, kiểm tra kỹ bánh rau tránh sót rau và sót màng
Hạn chế KSTC vì dễ gây NK sau đẻ ở sản phụ bệnh tim
Theo dõi sát các BC ít nhất trong 48h
3.5 Thời kỳ hậu sản
Tiếp tục theo dõi toàn trạng mẹ: mạch, HA, nhiệt độ, nước tiểu
Theo dõi sự co hồi TC, chảy máu ÂĐ
KS phòng NK: -Lactam trg 7j
Vần đề nuôi con bằng sữa mẹ
Chỉ cho con bú trg 3 ms đầu nếu mẹ ko suy tim
Khi nuôi con bằng sữa mẹ phải theo dõi, đánh giá tai biến tim sản, nếu xh bất thường phải ngừng cho con bú ngay (viêm nội tâm mạc, NK...)
Nếu mẹ suy tim, gan to, ko nên nuôi con bằng sữa mẹ, kể cả việc bế con
Khuyến khích SP vận động nhẹ nhàng sớm để phòng BC viêm tắc mạch
Có biện pháp tránh thai tạm thời or vĩnh viễn cho SP bệnh tim đã có con, CCĐ dùng thuốc tránh thai và đặt DCTC
(Bệnh học SPK)
Bookmarks