Chú giải lệnh chọn mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên
Với cỡ mẫu nghiên cứu của cả hai nhóm, nhóm can thiệp (A) và nhóm chứng (P), là n = 100 bệnh nhân. Để chọn ngẫu nhiên n/2 = 50 bệnh nhân vào nhóm A và n/2 = 50 bệnh nhân vào nhóm P thì ta tiến hành theo trình tự sau:
+ Bước 1: tạo 100 mã số và cho vào biến id:
n <- 100
id <- 1:n
+ Bước 2: dung hàm runif để tạo một biến ngẫu nhiên mới với 100 bệnh nhân. Hàm runif cho ra những số từ 0 đến 1 (với nhiều số thập phân), cho nên cần phải hoán chuyển thành số nguyên (integer) bằng cách nhân cho 100 và sử dụng hàm as.integer
random <- runif(n)
int <- as.integer(random*100)
+ Bước 3: xác định int là số chẵn hay lẻ bằng hàm %% và cho vào biến odd. Dùng hàm replace để chia nhóm: nếu odd là số lẻ, cho vào nhóm A; nếu odd là số chẵn, cho vào nhóm P, và gọi nhóm bằng tên mới là group:
odd <- int%%2
group <- odd
group <- replace(group, odd == 1, “A”)
group <- replace(group, odd == 0, “P”)
+ Bước 4: dung hàm data.frame để chứa tất cả các số liệu liên quan như id và group vào một dữ liệu có tên grouping và in ra:
grouping <- data.frame(id, group)
grouping
+ Bước 5: để kiểm tra xem có bao nhiêu bệnh nhân trong mỗi nhóm A và P, chúng ta sử dụng hàm table như sau:
table(group)
Chú ý: có thể “chạy” (lặp lại các lệnh trên) quy trình trên cho tới khi nào số lượng bệnh nhân của hai nhóm A và P cân bằng thì ngừng.
hoặc
Để đơn giản, ta copy luôn đoạn lệnh dưới đây và paste vào phần mềm R
PHP Code:
n <- 100
id <- 1:n
random <- runif(n)
int <- as.integer(random*100)
odd <- int%%2
group <- odd
group <- replace(group, odd == 1, "A")
group <- replace(group, odd == 0, "P")
grouping <- data.frame(id, group)
table(group)
grouping
Ta sẽ có kết quả như sau:
Bookmarks