Phải nói rằng, mình cũng có chút bản lĩnh, không sợ hãi...! thề đấy...! và ngồi lắng nghe hết câu chuyện mà khiến thầy giận đến mức đó. Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện mà bác sĩ nội trú thường gặp phải cũng như đối mặt trong những "lò luyện đơn". Phình phường thoai mà he he!
Như các bạn đã biết, sỏi thận tiết niệu khá thường gặp, được phát hiện ngày càng nhiều, và tỷ lệ người bệnh suy thận do sỏi cũng khá cao. Sỏi thận và niệu quản chiếm đa số (90%), trong đó sỏi canxi chiếm chủ yếu 80%, sỏi uric chiếm 10 – 15%. Nam giới gặp nhiều hơn nữ, gấp 3 lần. Chế độ ăn uống chứa nhiều protein động vật, nhiều canxi, oxalat... là yếu tố nguy cơ tạo sỏi.[2]
Lúc đi buồng, đứng trước một bệnh nhân nữ trẻ tuổi, có thai tuần thứ 27, vào viện vì cơn đau quặn thận trái có kèm theo sốt cao, siêu âm thận tiết niệu thấy đài bể thận và niệu quản trái giãn, có sỏi ở 1/3 dưới niệu quản trái với kích thước 6 mm, xét nghiệm nước tiểu có 500 bạch cầu/ml. Trước đó, bệnh nhân đã được khám và siêu âm thai cho kết quả bình thường.
Thầy hỏi cậu nội trú rằng "Cậu xem bệnh nhân này chưa?", cậu nội trú đáp "Dạ, em xem và khám rồi". Thầy lại hỏi "Cậu có chẩn đoán chưa?", cậu nội trú đáp "Bệnh nhân nữ trẻ tuổi, có thai tuần thứ 27, kết quả khám và siêu âm thai bình thường, vào viện vì cơn đau quặn thận điển hình, có sốt cao, mặc dù kết quả xét nghiệm máu chưa về nhưng xét nghiệm nước tiểu có 500 bạch cầu/ml cộng với siêu âm có hình ảnh giãn đài bể thận và niệu quản trái, sỏi ở 1/3 dưới niệu quản trái. Do vậy, em nghĩ tới cơn đau quặn thận, nhiễm trùng tiết niệu, giãn đài bể thận và niệu quản do sỏi niệu quản trái ở bệnh nhân có thai". Thầy gật gù và hỏi tiếp "Cậu có định điều trị bằng kháng sinh cho bệnh nhân này không?", cậu nội trú trả lời "Dạ, em dự định cho bệnh nhân này kháng sinh nhóm Quinolone". Thầy trừng mắt và hỏi "Cụ thể là kháng sinh gì?", cậu nội trú chột dạ khi thấy ánh mắt thầy, nhưng vẫn liều trả lời "Em dự định điều trị bằng kháng sinh Ciprobay ạ". Thầy lắc đầu và hỏi tiếp "Thế có thể chọn loại kháng sinh khác được không?", cậu nội trú bối rối và ậm ờ trả lời "Em đọc nhiều tài liệu thấy họ nói rằng Quinolone là nhóm kháng sinh ưu tiên số 1 trong nhiễm khuẩn tiết niệu...". Mặt thầy đỏ bừng, ngó quanh tìm bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (phụ trách nội trú của bộ môn) mắng xơi xả, mắng vì không chịu kèm và rèn nội trú cho chúng nó có cái nhìn đa chiều hơn trong mỗi tình huống.


PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh, Trưởng Bộ môn Hồi sức Cấp cứu và Chống độc, Trường Đại học Y Hà Nội
Thầy kể tới đó thì mình đã mường tượng được câu chuyện nó như thế nào. Mình cười hề hề, và nháy mắt. Thầy chột dạ hỏi mình rằng "Cậu nháy nháy cái gì?". Mình trả lời thẳng thắn rằng "Tại vì thầy tiếc cái quyển sách đo đỏ kia đóa, thầy không tặng cho nội trú thì chúng nó làm sao mà biết được các ưu và nhược điểm của từng nhóm thuốc và loại thuốc kháng sinh trên các loại nhiễm trùng cụ thể, nhất là nhiễm trùng ở phụ nữ có thai". Thầy tưng tử yên lặng một lúc, mình lại bồi "Nếu không thầy cho em một quyển để em nhử chúng nó, bắt chúng nó phải mua mà dùng. Như trường hợp bệnh nhân mà thầy vừa kể, nếu chúng nó tra kỹ tác dụng có hại của Quinolone nói chung và Ciprobay nói riêng trên phụ nữ có thai như thế nào thì em đảm bảo chúng nó nhớ suốt đời". Thầy thốt lên "Ừ nhỉ...", và thầy cầm quyển sách đo đỏ nhỏ nhắn lên tra cứu, một lúc sau thầy vỗ đét đùi và nói "Đúng thế, trong này sách nó nói độ an toàn của Ciprobay khi dùng cho phụ nữ có thai là C, nghĩa là không thể loại trừ được nguy cơ", mình xen lời "Thầy để em xem nhóm Ceftriaxone nó như thế nào". Mình cầm quyển sách và tra cứu, một lúc sau mình ngước mắt nhìn thầy, nháy mắt và tủm tỉm. Thầy lại hỏi "Cậu nháy nháy cái gì?", mình cười hí hí và trả lời "Đúng như em nghĩ, quyển sách này nó hay và hữu dụng, rất phù hợp trong thực hành lâm sàng. Thầy xem trong này sách nói rằng độ an toàn của Ceftriaxone khi dùng cho phụ nữ có thai là B, nghĩa là không có bằng chứng về nguy cơ trên người". Thầy cười to sảng khoái và nói "Thôi, tôi hết giận rồi, cậu cầm quyển này ra đưa cho mấy đứa nội trú nó sử dụng. Nhắn chúng nó rằng phải chịu khó học và lăn xả thì mới thành tài được".
Câu chuyện kết thúc. Tối nay mình được lũ nội trú khao một chầu bia suông đã đời.
PS: Quyển sách đo đỏ mà mình nhắc đến trong bài bao gồm những nội dung sau:
TRÍCH YẾU: HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM
CHƯƠNG 1: ĐIỀU TRỊ THEO KINH NGHIỆM DỰA VÀO HỘI CHỨNG LÂM SÀNG
Phần 1: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
Phần 2: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn vùng đầu và tai-mũi-họng
Phần 3: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
Phần 4: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn tim mạch
Phần 5: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Phần 6: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục
Phần 7: Điều trị theo kinh nghiệm cho các bệnh lây theo đường tình dục
Phần 8: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn xương và khớp
Phần 9: Điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
Phần 10: Sepsis/Sốc nhiễm khuẩn
Phần 11: Sốt ở bệnh nhân giảm bạch cầu hạt
Phần 12: Các bệnh nhiễm khuẩn trung gian qua độc tố
Phần 13: Tác nhân gây khủng bố sinh học
CHƯƠNG 2: CÁC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ THUỐC KHÁNG SINH
[1] http://bacsinoitru.vn/content/diem-n...sinh-1754.html
[2] http://bacsinoitru.vn/content/soi-th...rung-1377.html
Bác sĩ Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Tin nhắn
The following errors occurred with your submission