Chú ý: không đọc bài này trước khi ăn sáng -- you are warned. Hôm qua, tôi có dịp đi nghe một bài giảng rất thú vị về microbiome, và một nghiên cứu làm cả khán phòng ngạc nhiên. Có thể nói rằng hệ vi sinh vật là một "frontier" của y học hiện đại, có thể là biên giới sau cùng mà y học sẽ dành nhiều thời gian trong tương lai trên hành trình chinh phục bệnh tật.
Thông tin về y tế nổi bật trong những ngày qua là về vi-rút Zika. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp về vi-rút Zika tại Geneva hôm 01/02/2016 sau khi quan sát thấy sự gia tăng số ca dị tật và bất thường về thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Đối với người lớn bị viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP) phải nhập viện, điều trị corticoid đường toàn thân có thể giảm khoảng 3% tỉ lệ tử vong, giảm khoảng 5% nhu cầu thở máy và giảm khoảng 1 ngày nằm viện.
Với những ưu điểm vượt trội như tỷ lệ đáp ứng bền vững về mặt virus học > 90%, thời gian điều trị ngắn 2-3 tháng, ít tác dụng phụ và dễ sử dụng, các thuốc DAA thế hệ 2 sẽ là điều trị chủ lực cho viêm gan virus C trong tương lai.
Các virus Corona là các virus ARN thường gây bệnh đường hô hấp trên nhẹ. Sự xuất hiện của đại dịch SARS (severe acute respiratory syndrome – hội chứng hô hấp cấp nặng) năm 2003 đã thu hút sự chú ý toàn cầu đối với các virus này.
Trên số tạp chí The New England Journal of Medicine số mới ra ngày 5/11/2014, nhóm các bác sĩ công tác tại Liberia (Daniel S. Chertow, M.D., M.P.H., Christian Kleine, M.D., Jeffrey K. Edwards, M.D., M.P.H., Roberto Scaini, M.D., Ruggero Giuliani, M.D., và Armand Sprecher, M.D., M.P.H.) đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về bệnh Ebola dựa trên quá trình điều trị cho hơn 700 bệnh nhân tại đây (Ebola Virus Disease in West Africa — Clinical Manifestations and Management). Chúng tôi xin dịch bài này để chúng ta cùng tham khảo.
Tài liệu này tóm lược ngắn gọn những thông tin khoa học đã công bố hiện nay về sự lây truyền virus Ebola từ người sang người. Tài liệu này được xây dựng để phục vụ nhân viên y tế và những nhà chuyên môn về y tế công cộng. Đây là phần bổ sung cho nhiều văn bản hướng dẫn mà CDC đã ban hành trực tuyến tại www.cdc.gov/ebola.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu cho rằng chưa thấy xuất hiện chủng virus đột biến làm thay đổi động lực cũng như phương thức lây truyền của virus. Nhưng diễn biến bệnh dịch vẫn đang rất phức tạp, có nguy cơ lây lan toàn thế giới nói chung, cũng như xâm nhập vào nước ta nói riêng.
Gần đây tôi nhận được câu hỏi xoay quanh việc bệnh dại có lây truyền từ người sang người hay không. Để trả lời câu hỏi này, trước tiên tôi xin dịch một đoạn thông tin từ CDC Hoa Kỳ về bệnh dại.
Những thay đổi về hình thái lây truyền bệnh truyền nhiễm là hậu quả quan trọng của sự thay đổi khí hậu. Chúng ta cần phải tìm hiểu thêm về các mối liên hệ nhân quả phức tạp bên dưới và áp dụng những thông tin này vào việc dự đoán các tác động trong tương lai, sử dụng các mô hình lồng ghép hoàn thiện hơn và xác thực hơn.
Bốn giai đoạn của nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn tính nhưng không phải bệnh nhân nào cũng trải qua đủ các giai đoạn này: 1) Giai đoạn dung nạp miễn dịch; 2) Giai đoạn thanh thải miễn dịch; 3) Giai đoạn người mang không hoạt động; 4) Giai đoạn tái hoạt.
Đây là hướng dẫn đầu tiên về điều trị viêm gan C của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nó bổ sung cho hướng dẫn hiện hành về phòng lây truyền các virus qua đường máu, trong đó có HCV.
Trong tháng 1/2014 trên tờ Clinical Infectious Diseases có đăng tải bài nghiên cứu (DALI: Defining Antibiotic Levels in Intensive care unit patients: Are current beta-lactam antibiotic doses sufficient for critically ill patients?) về nồng độ kháng sinh ở các bệnh nhân trong khoa Hồi sức (Defining Antibiotic Levels in Intensive care unit patients – DALI).
Đây không phải là lần đầu tiên phân người được dùng để điều trị viêm đại tràng. Từ năm 1958 đã có bài thông báo về thụt phân người điều trị viêm đại tràng giả mạc, có đáp ứng "ngay lập tức" và "ngoạn mục"...