
Nghiên cứu được tiến hành trên 13 bệnh nhân (5 nữ) hẹp khít van ĐMC, có tuổi trung bình 74,8, chênh áp tối đa qua van ĐMC 103,5 mmHg, chênh áp trung bình 60,9 mmHg, diện tích lỗ van ĐMC trung bình 0,51 cm2. Trong các bệnh nhân nghiên cứu, 12 người có nguy cơ phẫu thuật cao (nguy cơ tử vong trong mổ tính theo điểm EuroScore II là 20,5%), 1 người bị rối loạn sinh tuỷ không thể tiến hành phẫu thuật. Kỹ thuật TAVI được thực hiện hành thành công ở 13/13 trường hợp. Ngay sau thủ thuật, chênh áp tối đa và trung bình qua van ĐMC được cải thiện đáng kể (từ 103,5 xuống 24,1 mmHg, và từ 60,9 xuống 13,5 mmHg). Diện tích lỗ van ĐMC trung bình sau thủ thuật là 2,11 cm2, tăng hơn có ý nghĩa thống kê so với trươcs TAVI (p<0,01). Có 3 bệnh nhân tử vong trong vòng 30 ngày sau thủ thuật, chiếm 23%, do tai biến mạch não, ARDS, và suy tim trái cấp. Các biến chứng khác bao gồm: mất máu phải truyền máu (10 ca), nhiễm khuẩn huyết (3 ca), bloc nhĩ thất bền bỉ cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (1 ca), tụ máu ở vết chọc mạch (1 ca). Sau 30 ngày, NYHA trung bình và EF trung bình được cải thiện từ 47% lên 62% (p<0,05). Như vậy, thay van ĐMC qua đường ống thông có thể được tiến hành an toàn và hiệu quả ở các bệnh nhân hẹp khít van ĐMC có nguy cơ phẫu thuật cao hoặc không thể tiến hành phẫu thuật.
Đinh Huỳnh Linh1,2, Phạm Mạnh Hùng1,2
Nguyễn Lân Hiếu1,2, Nguyễn Ngọc Quang1,2,
Tạ Mạnh Cường1, Nguyễn Thị Thu Hoài1, Đỗ Doãn Lợi1,2
1 Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam
2 Bộ môn Tim mạch, trường Đại học Y Hà Nội
Nguyễn Lân Hiếu1,2, Nguyễn Ngọc Quang1,2,
Tạ Mạnh Cường1, Nguyễn Thị Thu Hoài1, Đỗ Doãn Lợi1,2
1 Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam
2 Bộ môn Tim mạch, trường Đại học Y Hà Nội
The following errors occurred with your submission